Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nước mắt của người Mỹ gốc Việt tại Trường Sa
"Trước đây khi nhìn những chấm nhỏ trên bản đồ là các đảo ở Trường Sa, tôi thường lấy tay sờ lên, không ngờ có ngày được đặt chân đến, nước mắt chực trào ra", bà Lê Ánh Tuyết, một người sống ở bang Georgia, chia sẻ.

 


nuoc-mat-cua-nguoi-my-goc-viet-tai-truong-sa


Vợ chồng bà Lê Ánh Tuyết và ông Lê Văn Minh tại đảo Đá Lớn C trong chuyến thăm giữa tháng trước. Ảnh: Việt Anh

 

Cách đây hơn 30 năm, sau khi rời TP HCM đi học và sống ở một số nước, bà Tuyết, 67 tuổi, đã cùng gia đình định cư ở Mỹ. Lần đầu tiên đến thăm Trường Sa trong tháng 4 vừa qua, bà được chồng là ông Lê Văn Minh đi theo "tháp tùng". Ông Minh tiết lộ gia đình tặng 12 máy lọc nước và các phần quà khác cho các chiến sĩ ở các đảo và điểm đảo, trị giá gần 90 triệu đồng. 

 

Theo bà Tuyết, mặc dù sống ở khu vực có đến vài chục nghìn người gốc Việt, nhưng hai ông bà không tham gia hội nhóm nào. Bà cùng chồng chỉ tập trung làm ăn kinh doanh và thường xuyên trò chuyện để hai con trai không quên mình là người Việt. 

 

"Những lúc rảnh rỗi tôi hay nói chuyện về quê hương cho các con nghe, về việc làm sao đất nước bị mất một số đảo ở Biển Đông, thậm chí khi chúng nói về những thay đổi trên thế giới, tôi cũng cố "lôi kéo" để liên hệ với Việt Nam", bà Tuyết nói với VnExpress.

 

Hơn thế, bà Tuyết còn thường xuyên thu thập các thông tin về Trường Sa và Hoàng Sa từ các nguồn trong nước, nhất là các cơ sở pháp lý, để cung cấp cho các con mình. Bà muốn các con khi gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp là người Mỹ, người nước ngoài, sẽ thay những những thế hệ lớn tuổi, có thể tranh luận về chủ quyền của Việt Nam.

 

Cũng mang theo tâm trạng bồi hồi khi đến thăm Trường Sa lần này, anh Hiệu Minh, một blogger có tiếng ở Washington DC, khi phát biểu tại đá Cô Lin, cho biết trước đây khi là người phụ trách IT khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng thế giới (WB), anh thường xuyên đi công tác và bay qua Biển Đông mỗi năm vài lần trong suốt 11 năm, kể từ 2004. 

 

Lần nào đi qua Trường Sa và Hoàng Sa anh Minh cũng nhìn lên bản đồ hành trình của chuyến bay, trong lòng đầy băn khoăn về cuộc sống dưới đó và mơ một ngày được đặt chân lên một hòn đảo. May mắn thay chuyến đi giữa tháng 4 vừa qua đã giúp anh được tận mắt trông thấy hơn 10 đảo và điểm đảo thuộc chủ quyền của Tổ quốc, trò chuyện với các chiến sĩ và người dân ở đây.

 

Anh Minh cho biết, cộng đồng người Việt ở Washington DC, khoảng 110.000 người, có mối quan tâm rất lớn đến hai quần đảo này. Mọi người từng xuống đường biểu tình phản đối khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi giữa năm 2014.

 

Tuy nhiên, có khá nhiều người bức xúc, cho rằng chính quyền trong nước đã làm mất nhiều đảo. Vì vậy, anh Minh hy vọng sau chuyến đi, với việc đăng tải các tư liệu thu thập được trên trang cá nhân của mình, anh sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cuộc sống nơi đảo xa, những gian nan mà các chiến sĩ đang đối mặt ngày đêm để giữ vững chủ quyền.

 

Chia sẻ về hai con mình, anh Minh thừa nhận chúng không quan tâm nhiều đến Biển Đông, một phần vì thế hệ trẻ ở Mỹ được giáo dục trong môi trường mang tính toàn cầu. Để "đối mặt" với điều này, mỗi khi cộng đồng có biểu tình phản đối các hoạt động phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa, anh và các bậc cha mẹ khác lại rủ các con đi cùng. 

 

Anh cũng cho rằng các ông bà, bố mẹ trong gia đình Việt cần đọc thêm các tư liệu, hiểu rõ hơn chủ quyền của Việt Nam và diễn biến trên thực địa để trao đổi với con. Nếu có điều kiện, các cháu cũng cần được về thăm Việt Nam nhiều hơn, thậm chí là đến thăm Trường Sa. 

 

"Tôi cho rằng thế hệ sinh ra ở Mỹ có vai trò rất quan trọng trong tương lai, khi các bậc ông bà, cha mẹ mất đi, cộng đồng sẽ dần không còn những quan điểm trái chiều nữa. Nếu các thanh niên dành tình yêu cho đất nước, được trang bị kiến thức toàn cầu hóa, các cháu sẽ góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ biển đảo của quê hương", anh Minh nói.

 

Với bà Trương Kim Anh, 66 tuổi, sống tại bang Texas, chuyến thăm quần đảo lần này giúp bà "hóa giải" được những mối nghi ngờ của bản thân bấy lâu nay về tình hình trên biển.

 

Từng là một người làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ, cố vấn về châu Á cho Bộ Tư pháp nước này, bà Kim Anh luôn đặt ra nhiều câu hỏi "hóc búa" với các sĩ quan Hải quân. Và những gì bà nhận lại, đặc biệt là từ Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái, Phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân, đều khiến bà cảm thấy hài lòng. 

 

Khi được hỏi về mức độ thông tin biển và đảo trong cộng đồng người Việt đang sống ở Texas, bà Kim Anh cho hay những người lớn tuổi rất quan tâm, người trung tuổi có thể có, nhưng thế hệ sinh ra và lớn lên ở Mỹ thì rất ít. Hai con bà, một trai một gái, cũng nằm trong số không biết nhiều về Trường Sa và Hoàng Sa.

 

"Điều đó khiến tôi cảm thấy mình chưa làm tròn bổn phận", bà Kim Anh chia sẻ.

 

Theo bà, để vấn đề Biển Đông được "khuếch trương" ở Mỹ, người Việt nên có các hoạt động chung, tiếp cận các dân biểu của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Từ đó họ có thể đưa ra tiếng nói ở Quốc hội Mỹ, góp phần tạo nên chính sách cứng rắn hơn của Washington với các hoạt động phi pháp ở khu vực này.

 

"Tuy hai con tôi, hiện là lập trình viên máy tính, không thể có được tình yêu đất nước lớn như cha mẹ, nhưng tôi tin rằng những cuộc tâm tình trong gia đình sẽ dần dần truyền lại tình cảm đó cho chúng", bà Tuyết nói. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Ngon lạ bánh củ chuối của người Tày (04-05-2016)
    5 điạ điểm ở Lai Châu không nên bỏ lỡ (27-04-2016)
    Những loài hoa lạ trên đỉnh Bà Nà (21-04-2016)
    5 điều nhất định phải làm khi đến Tô Châu (10-04-2016)
    Quán cà phê ngắm Hội An trên cao (07-04-2016)
    Đảo Móng Tay - thiên đường biển sánh ngang Maldives (24-03-2016)
    Vịnh Cam Ranh đẹp lắm ạ, bạn đã biết chưa? (18-03-2016)
    Những món ăn vặt Việt độc đáo (09-03-2016)
    Ngất ngây với thiên đường du lịch Phú Quốc (06-03-2016)
    Thăm Cô Tô ở hai đầu Tổ quốc (02-03-2016)
    Những điểm phượt mới ở Tây Bắc nên đến năm 2016 (17-02-2016)
    Đà Nẵng rực rỡ với những con đường ánh sáng dịp Tết (03-02-2016)
    12 điều bạn sẽ nhớ sau chuyến du lịch Buôn Ma Thuột (29-01-2016)
    Đào tết Sa Pa tàn lụi vì băng tuyết (26-01-2016)
    Cá kho làng Vũ Đại nhộn nhịp đón Tết (14-01-2016)
    Công viên nước bị bỏ hoang ở Việt Nam bất ngờ lên báo Mỹ (08-01-2016)
    Hành trình gian nan chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù (05-01-2016)
    Phở gánh – hành trình đi tìm lại Hà Nội xưa (27-12-2015)
    Thành thị Việt Nam đất chật người đông trên báo Pháp (15-12-2015)
    Vẻ đẹp nên thơ của Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp (12-12-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152766650.